Lịch sử mật nghị Mật_nghị_Hồng_y

Trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội Công giáo, vị Giám mục Rome (giống như các giám mục khác) được chọn qua một cuộc họp của giáo sĩ và dân chúng Roma.[5] Thành phần của cử tri được xác định một cách rõ ràng hơn, khi vào năm 1059, Hồng y đoàn được chỉ định là cơ cấu bầu cử duy nhất.[6] Từ đó, những chi tiết khác của quá trình bầu cử dần dần được xác lập.

Năm 1179, Giáo hoàng Alessandro III chính thức quyết việc việc loại trừ giáo dân ra khỏi việc bầu chọn giáo hoàng, và ấn định việc này chỉ dành các các hồng y. Tuy vậy, số lượng hồng y trong khoảng thời gian này số lượng rất ít, nằm trong khoảng từ 10 cho đến 20 vị, đến thế kỷ XIII thì nhiều hơn chút ít, nhưng không bao giờ vượt trên số lượng là 30 vị. Chính vì số lượng ít này, mà các hồng y khó có thể thỏa thuận nhằm bầu nên vị tân giáo hoàng, và tình trạng bầu chọn này thì kéo dài, có khi hàng tháng, có trường hợp tính bằng năm.[7]

Giáo dân cho rằng việc kéo dài mật nghị, trống ngôi giáo hoàng là một thiệt hại của giáo hội, nên trong lịch sử đã ghi nhận 4 trường hợp giáo dân gây sức ép, buộc các hồng y chọn giáo hoàng cách nhanh chóng bằng việc khóa các cửa nơi các hồng y hội họp chọn giáo hoàng.[7]

Trường hợp thứ nhất diễn ra năm 1216, dân thành Perugia, miền trung Italia đã thực hiện hoạt động khóa kín dinh thự của thành phố, nơi các hồng y chọn để bầu chọn tân giáo hoàng, gây sức ép buộc họ nhanh chóng đạt được thỏa thuận. Trường hợp thứ hai diễn ra tại Roma, ở đây, dân chúng cũng thực hiện các hành vi như thành Perugia, khi chọn nhốt các hồng y trong một dinh thự trên sườn đồi Palatino, trong cuộc bầu chọn người kế vị Giáo hoàng Gregorio IX, người qua đời năm 1241. Các hoạt động này lại tiếp túc tái diễn năm 1243 tại Anagni, sau khi Tòa Thánh trông ngôi đã 2 năm. Trường hợp cuối, gây được tiếng vang là việc dân thành Viterbo, năm 1268, khóa chặt 18 hồng y nhóm họp trong dinh thự giáo hoàng ở Viterbo. Tuy vậy lần này, các hồng y vẫn chưa thể thỏa thuận chọn ra tân giáo hoàng. Các nhân vật chính trị thế tục cũng muốn xen vào mật nghị này, mà điển hình là vua Pháp và các nhân vật có thế lực khác, nhưng mật nghị vẫn chưa thỏa thuận xong. Dân thành Viterbo, với sự khuyến khích của thánh Bonaventura, Bề trên Tổng quyền dòng Phanxicô, khóa dinh thự giáo hoàng và xây gạch lấp kín tất cả các cửa. Tuy vậy, các hồng y vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Thấy sự việc kéo dài bất lợi, một lần nữa, dân thành leo lên nóc dinh thự, tháo gỡ mái che, chỉ cung cấp cho các Hồng y ăn bánh với nước lã. Sau thời gian trống tòa kỉ lục 2 năm, 9 tháng và 2 ngày, đã bầu chọn được Giáo hoàng Grêgôriô X.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mật_nghị_Hồng_y http://www.hidden-knowledge.com/titles/magnificat/... http://online.liebertpub.com/doi/abs/10.1089/elj.2... http://news.nationalgeographic.com/news/2001/11/11... http://www.osv.com/catholicalmanac/conclave.asp http://www.popes-and-papacy.com/popes_and_the_papa... http://www.religionfacts.com/christianity/features... http://www.youtube.com/watch?v=3BfSokzzScg http://www.youtube.com/watch?v=bbFc1vTszVE http://www.youtube.com/watch?v=sY_ZlS53euM http://www.csun.edu/~hcfll004/Conclave-Bibliograph...